Tuesday, June 28, 2016

Tuy có tên gọi gần giống nhau nhưng tam thất bắc có giá trị cao cùng nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời hơn so với tam thất nam. Để giúp các bạn không có sự nhầm lẫn giữa hai loại dược liệu này cũng như hiểu rõ hơn về tác dụng của chúng, bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về tam thất bắc và tam thất nam.

Tam thất bắc


Tam thất bắc còn có tên gọi khác là kim bất hoán, điền thất nhân sâm, sâm tam thất…Tam thất bắc trồng từ 3 đến 7 năm mới thu hoạch rễ củ để làm thuốc. Phần lớn củ tam thất bắc đều có hình con quay hay hình thoi, không phân nhánh, đầu củ sần sùi, thành nhiều mấu, có nhiều vết vằn dọc theo hết củ, vỏ ngoài cứng mầu xám hoặc xám đen (dạng sống) sau chuyển màu đen (dạng sơ chế). Cắt ngang củ thì sẽ thấy được phần thịt màu xám xanh. Nếm một tý sẽ có cảm giác vị đắng hơi ngọt kèm theo một ít mùi thơm.

Tam thất bắc là một loại dược liệu quý có tác dụng giúp bồi bổ, tăng sức đề kháng, bảo vệ tim mạch, điều hòa miễn dịch, cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng, giúp hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư, rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản….

Tam thất nam


Tam thất nam còn gọi là tam thất gừng, ngải năm ông, khương tam thất…Củ tam thất nam có hình trong thuôn một bên hoặc hình trứng. Phần vỏ có màu trắng vàng. Dùng dao cắt vào bên trong ta thấy có màu trắng ngà. Nếm một ít thì cảm thấy cay nóng và có mùi như gừng.

Tam thất nam có tính ấm, vị cay, hơi đắng, tác dụng tiêu thũng, thông kinh, hoạt huyết, tán ứ, chỉ thống. Thường được dùng để chữa phong thấp đau nhức xương, chảy máu cam, kinh nguyệt quá nhiều, hành kinh chậm, ăn kém tiêu, nôn đầy…

Tuy cũng có tác dụng chữa trị một số bệnh nhưng tam thất nam không có giá trị cao như tam thất bắc, vì thế, quý khách hàng khi mua tam thất cần lưu ý để tránh mua nhầm tam thất nam, không đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho mình.

1 comment:

TƯ VẤN 24/7

Bài viết mới nhất