Sunday, October 30, 2016

Là một trong số những dược liệu cổ truyền đặc biệt quý hiếm, tam thất bắc có nhiều cách sử dụng và chế biến để giúp phát huy tối đa công dụng của thảo dược này trong việc chăm sóc sức khỏe. Người ta thường dùng tam thất bắc để bồi bổ cơ thể và hỗ trợ điều trị một số căn bệnh khá hữu hiệu. Ngoài một số cách sử dụng như tán bột, chế biến món ăn, kết hợp với một số vị thuốc khác… thì tam thất bắc còn có thể ngâm với rượu để uống củng cho kết quả tăng cường sức khỏe rất tuyệt vời. Để có bình rượu tam thất bắc đúng chuẩn, các bạn có thể thực hiện theo các bước hướng dẫn dưới đây.


Trước tiên, chúng ta cần chọn lựa được những củ tam thất bắc chất lượng, hãy chọn những củ tam thất bắc tươi có tuổi đời trên 6 năm, rễ dài hơn củ, đầu có nhiều khấc sần sùi, ruột có màu xám đen hoặc xám đặc vàng, đừng nên chôn những củ quá to hoặc quá già sẽ không đảm bảo chất lượng. Nên chọn rượu gạo tẻ hoặc gạo nếp có nồng độ từ 35 – 50%.

Cách ngâm rượu tam thất bắc như sau:

Bước 1: Rửa sạch củ tam thất tươi với 2 – 3 lần nước sạch, cần phải cắt hết các rễ nhỏ hoặc rễ bị thối – đen không cần thiết.

Bước 2: Xếp củ vào bình gọn gàng rồi đổ rượu vào ngập củ sau đó đậy nắp thật chặt.

Ngâm sau khoảng từ 3 – 6 tháng là có thể sử dụng được, rượu ngâm càng lâu thì sẽ càng thơm ngon và giá trị dinh dưỡng càng cao. Rượu tam thất bắc đạt chuẩn sẽ có vị ngọt ngậm đắng, màu vàng nâu. Rượu tam thất bắc có công dụng tốt trong việc giúp hỗ trợ giấc ngủ, hỗ trợ hệ thần kinh, giảm căng thẳng, mệt mỏi, ổn định huyết áp, tăng cường tuần hoàn máu, tăng cường sinh lý, chống viêm, đau nhức, sưng tấy và các bệnh về khớp…




Thursday, October 20, 2016

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp bạn hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm hàng ngày tốt hơn, từ đó cũng giúp cải thiện sức khỏe toàn diện cho bạn và cung cấp năng lượng dồi dào cho cuộc sống bận rộn mỗi ngày. Vậy làm thế nào để hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh và thực hiện tốt các chức năng của nó?


Ăn nhiều chất xơ có thể giúp chúng ta tránh được chứng táo bón, ngăn ngừa và hỗ trợ tốt các bệnh về tiêu hóa như bệnh trĩ. Chính vì thế hãy tăng cường ăn rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt hằng ngày để bảo vệ hệ tiêu hóa hữu hiệu hơn. Bạn đừng nghĩ rằng mọi chất béo đều không tốt cho hệ tiêu hóa, thực tế thì cơ thể chúng ta cần một lượng chất béo cần thiết để duy trì hoạt động mỗi ngày, do đó, thay vì dùng chất béo từ mỡ động vật, bạn nên dùng dầu oliu, dầu hạt nho... như một nguồn chất béo lành mạnh.

Hãy đảm bảo đầy đủ protein trong bữa ăn của bạn bởi vì protein là một phần thiết yếu của một chế độ ăn uống lành mạnh. Đồng thời cũng nên tập thể dục thường xuyên sẽ giúp thức ăn di chuyển trong hệ thống tiêu hóa một cách dễ dàng và nhờ vậy mà làm giảm táo bón. Đặc biệt là bạn không nên bỏ qua bất kỳ bữa ăn nào trong 3 bửa ăn chính hằng ngày nếu như muốn giữ cho hệ tiêu hóa nói riêng và cơ thể nói chung luôn khỏe mạnh. Với bữa ăn sáng, bạn nên ăn sau 7 giờ vì lúc này ruột mới hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng. Bữa ăn trưa nên là giờ thư giãn tránh xa các chủ đề căng thẳng trong công việc và buổi ăn tối nên được sắp xếp sớm, cách giờ đi ngủ từ 2 giờ trở lên.


Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng thêm thảo dược tam thất mật ong để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Từ hàng ngàn năm trước ông cha ta đã sử dụng tam thất bắc như là một vị thuốc cực kỳ quý hiếm giúp phục hồi và duy trì sức khỏe, sự kết hợp giữa tam thất bắc với mật ong càng làm tăng cao hơn nữa giá trị của loại thảo dược quý giá này.

Tam thất bắc khi được làm khô, tán nhuyễn thành bột rồi trộn với mật ong thì sẽ có tác dụng giúp tăng cường, hỗ trợ cho việc tiêu hóa, hỗ trợ điều trị một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như đau loét dạ dày, bí đại tiện, táo bón… Cả tam thất bắc và mật ong đều là những vị thuốc Đông y nên cần sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, thầy thuốc chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và đạt được lợi ích tối đa.



Thursday, October 13, 2016

Tam thất bắc thuộc họ nhân sâm, còn có các tên gọi khác là sâm tam thất, kim bất hoán, người ta thường sử dụng rễ củ của tam thất để làm thuốc. Loại dược liệu này có tính ấm, vị ngọt, không độc, tác dụng chính là tán ứ, hoạt huyết, chỉ huyết, ngoài ra còn giúp tráng dương tán hàn. Tam thất bắc thường được dùng để chữa các chứng bệnh như xuất huyết, sưng nề tụ máu do trật đả, phụ nữ đau bụng sau sinh, sưng nề do viêm nhiễm…

Sử dụng tam thất bắc có hiệu quả giúp tăng nhanh quá trình phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân suy nhược, hồi sức cho những người đã trải qua bệnh nặng, đặc biệt là phụ nữ sau khi sinh đẻ bị yếu. Liều dùng tam thất bắc là khoảng từ 4 – 8g dạng bột, sắc hay cao lỏng, dùng ngoài thì lấy củ tươi giã đắp hoặc lấy bột rắc. Lưu ý là trong thời gian dùng tam thất bắc để cầm máu bệnh nhân không được sử dụng gừng, tỏi và các chế phẩm có gừng, tỏi.


Tuy mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe nhưng mọi người vẫn băn khoăn không biết sử dụng tam thất bắc nhiều có gây vô sinh không?

Hiện chưa có công trình nghiên cứu nào tuyên bố việc dùng tam thất bắc sẽ gây vô sinh. Tuy nhiên, vì tam thất có công hiệu tự bổ cường tráng, làm gia tăng nội tiết sinh dục, do đó nếu sử dụng nhiều khi nhỏ tuổi có khả năng tác động đến hoạt động của các tuyến nội tiết về sau này. Kết quả nghiên cứu Đông y đã chỉ ra rằng, tam thất còn có tác dụng như nội tiết tố sinh dục, có thể góp phần thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát dục của cơ thể. Vì vậy việc sử dụng tam thất hoàn toàn không thể dẫn đến vô sinh, người tiêu dùng có thể yên tâm mua tam thất về dùng.

Hãy mua tam thất bắc ở những địa chỉ uy tín, đáng tin cậy để có sản phẩm chất lượng nhất, ngoài ra, nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc gì trong việc sử dụng tam thất thì có thể liên hệ với Công ty Nguyễn Trần để được tư vấn thêm.



Wednesday, October 5, 2016

Từ xưa, ông cha ta đã biết sử dụng các dược liệu hữu ích từ thiên nhiên để cầm máu trong những trường hợp cấp thiết và tác dụng hiệu quả của các loại thảo dược đó vẫn được lưu truyền cho đến tận ngày nay. Không chỉ có công dụng cầm máu, những vị thuốc dân gian này còn có nhiều lợi ích hỗ trợ sức khỏe con người rất tốt.

Mộc nhĩ

Các loại mộc nhĩ đều có công năng làm mát máu và cầm máu, rất thích hợp dùng trong các trường hợp băng huyết, đại tiện xuất huyết. Loại mộc nhĩ mọc ở cây dâu thường được dùng để chữa rong kinh, băng huyết, hành kinh nhiều tuần không dứt bằng cách lấy mộc nhĩ sao đen, tán nhỏ, uống mỗi lần 3 – 5 thìa, ngày uống 3 – 4 lần. Trường hợp đi lỵ ra máu thì lấy 20g mộc nhĩ sao tán bột uống, chia làm 3 lần trong ngày.

Trắc bách diệp

Đây là một loài cây cảnh mà cành non và lá của nó thường được sử dụng cầm máu tức thời rất tốt. Có thể thu hái trắc bách diệp quanh năm và tốt nhất là vào tháng 3 – 5, rửa sạch, phơi trong râm hoặc sấy nhẹ cho khô để bảo đảm phẩm chất. Khi dùng, để sống hoặc sao đen. Thuốc có vị đắng chát, hơi hàn, giúp cầm máu trong những trường hợp hoa ra máu, thổ huyết, chảy máu chân răng, sốt xuất huyết, trĩ ra máu…

Cỏ mực

Cỏ mực còn gọi là cây nhọ nồi, có vị ngọt chua, tính lạnh, không độc, dân gian thường lấy lá giã nát đắp vào chỗ chảy máu ngoài da. Ngoài ra, cỏ mực còn được dùng cầm máu trong các bệnh như: chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, rong kinh, kiết lỵ, mẩn ngứa, viêm gan mạn…

Tam thất bắc

Tam thất bắc là thảo dược quý hiếm đã được tin dùng từ rất lâu đời, công dụng lớn nhất của tam thất là cầm được máu nên về sau trở thành bài thuốc hay dành cho phụ nữ ở tuồi sinh đẻ. Để cầm máu, giảm đau thì ta dùng từ 10 – 20g tam thất bắc mỗi ngày, chia ra làm 4 – 5 lần uống. Với trường hợp chảy máu nhiều sau sinh thì nên uống tam thất dạng bột mịn với nước cơm, khoảng 8g/ngày, chia làm 2 – 3 lần.

Ngoài cầm máu thì tam thất bắc còn có tính bổ dưỡng, tăng sức đề kháng, và khả năng miễn dịch, hỗ trợ trị đau khớp, viêm da, tiêu sưng, hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư, tim mạch…



TƯ VẤN 24/7

Bài viết mới nhất