Tam thất được biết đến
trước tiên từ các nước Đông Bắc Á, khá hiếm vì ưa lạnh chỉ sống trên độ cao
1500 mét so với mặt nước biển. Ở nước ta
tam thất chủ yếu có ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Hà Giang, Sapa…
Tam
thất
mang vẻ ngoài độc đáo, cao chỉ từ 30-60 cm, thân nhỏ mọc thẳng, không phân
nhánh, lá đơn, mọc vòng, ôm lấy thân. Phía trên cùng nở ra những chùm hoa xinh
tươi.
Tamthất
có tác dụng cầm máu vết thương, giảm đau, tiêu sưng, chữa nhứt mỏi xương khớp ở
người lớn tuổi. Ngoài ra, còn là bài thuốc quý dành riêng cho phụ nữ,hạn chế mất
máu trong kỳ sinh nở và rủi ro đáng tiếc. Thêm nửa là chữa các bệnh thống kinh,
rong kinh, đau bụng kinh…
Người ốm mới dậy, phụ nữ
sau sinh có thể dùng tam thất để phục hồi thể trạng, khỏe mạnh, chống mệt mỏi,
yếu ớt. Đó là lý do vì sao người ta vẫn thường thấy phụ nữ miền núi sau sinh
vài ngày lại có thể tiếp tục lên nương, rẫy.
Ngày nay các nghiên cứu
khoa học cũng ứng dụng vị thuốc đông y này trong hỗ trợ điều trị ung thư, tăng
khả năng hồi phục và kéo dài tuổi thọ bệnh nhân.
Tam thất tuy rất có giá
trị, song cũng cần có một số lưu ý khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả. Tam thất là
cây lâu năm vì vậy chỉ sử dụng rễ củ từ trển 3 năm, trong tầm 3-7 năm là tốt nhất.
Khi sơ chế tam thất
tránh để nước thấm vào bên trong vì như vậy sẽ làm giảm tác dụng khi dùng. Không
rang tam thất trong chảo có nhiều dầu mỡ, khi dùng tam thất hạn chế ăn cay ớt,
tỏi, gừng…
Phụ nữ mang thai tránh
sử dụng tam thất.
Có thể sử dụng tam thất
hỗ trợ điều trị bệnh song song với thuốc tây, nhưng bắt buộc phải uống cách
nhau 60 phút.
Nhìn chung, thì đó là
những lưu ý phải đặc biệt lưu tâm khi sử dụng tam thất. nhằm đảm bảo an toàn và
chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
0 comments:
Post a Comment